Tin mới
VQC tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
picture Sáng ngày 24/4/2024, Công ty Cổ phần Giám định – Vinacomin (mã chứng khoán VQC) đã long trọng tổ chức
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại...
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 2, Ngày 20 tháng 8 năm 2012   

Theo đánh giá của Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ, tổng trữ lượng các vỉa than có khả năng khai thác cơ giới là 740,839 triệu tấn. Để khai thác hiệu quả nguồn than này, việc áp dụng rộng rãi công nghệ (cơ giới hóa) tiên tiến là hết sức cần thiết.

Trong những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã triển khai nhiều dự án, thiết kế và áp dụng một số mô hình cơ giới hóa (CGH) khai thác, đem lại hiệu quả cao.

Các đơn vị thành viên của Vinacomin đã đưa vào sử dụng 22 lò chợ giá khung di động. Trong đó, 15 lò chợ, dây chuyền thiết bị giá khung được nhập khẩu và 7 lò chợ, thiết bị giá khung được hợp tác chế tạo tại Công ty VMC - Vinacomin.

Hầu hết các lò chợ giá khung di động đưa vào khai thác đã cho sản lượng cao (200.000 tấn/năm); năng suất lao động đạt trên 5 - 7 tấn/công; tiết kiệm chi phí gỗ và lưới thép, tổn thất than giảm đáng kể, đồng thời nâng cao mức độ an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

Viện Khoa học - Công nghệ Mỏ cũng phối hợp với Công ty Than Mạo Khê và Công ty Than Hồng Thái nghiên cứu, triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ CGH khai thác bằng tổ hợp dàn chống 2ANSH. Kết quả, sản lượng khai thác than và năng suất lao động đạt cao hơn so với công nghệ khai thác đang áp dụng (đối với các vỉa than có điều kiện địa chất tương tự) và nâng cao mức độ an toàn lao động.

Ngoài ra, Viện cũng phối hợp với Công ty Than Vàng Danh triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ CGH khai thác vỉa dày, dốc bằng tổ hợp dàn tự hành KDT-1. Sau thời gian áp dụng cho thấy, độ an toàn cao, giảm chi phí gỗ, thuốc kíp so với công nghệ khai thác lò chợ ngang nghiêng, chống bằng giá thủy lực di động.

Theo đánh giá của Ban Khoa học - Công nghệ và Chiến lược phát triển (Vinacomin), việc áp dụng công nghệ CGH trong khai thác đã giúp năng suất lao động cao hơn khoảng 2 - 2,5 lần. Số người làm việc trong lò chợ giảm khoảng 60 - 65% so với khai thác thủ công, trừ một số lò điều kiện địa chất quá phức tạp. Sản lượng khai thác của các lò CGH thường cao hơn so với khai thác thủ công. Tại Công ty than Khe Chàm, Mạo Khê sản lượng khai thác cao gấp hơn 2 lần, Vàng Danh 1,2 lần...

An toàn lao động và điều kiện làm việc của công nhân đã được cải thiện rõ rệt do các khâu công nghệ chính (chống lò, điều khiển đá vách…) được thực hiện bằng thiết bị CGH. Đặc biệt, giảm tổn thất tài nguyên so với công nghệ khai thác thủ công. Đơn cử như công nghệ CGH vỉa mỏng dốc tại Công ty Than Mạo Khê đã giảm tổn thất tài nguyên từ 45% xuống còn 10%; tại Công ty Than Vàng Danh từ 30% xuống còn 17%...

Tuy vậy, công nghệ CGH trong khai thác than vẫn bộc lộ một số hạn chế. Tổng mức đầu tư ban đầu lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân đầu tư/hiệu quả công nghệ. Các thiết bị CGH chủ yếu phải nhập khẩu của nước ngoài.

Trong một số trường hợp, khả năng cung cấp, thay thế phụ tùng, vật tư, thiết bị gặp khó khăn, ảnh hưởng tới sản xuất. Công nghệ này cũng đòi hỏi phải đồng bộ hóa các khâu như: Đào lò chuẩn bị, vận tải, thông gió, cung cấp điện, nước... trong khi một số công ty của Vinacomin chưa đáp ứng được.


(Nguồn: baocongthuong)