Tin mới
VQC tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
picture Sáng ngày 24/4/2024, Công ty Cổ phần Giám định – Vinacomin (mã chứng khoán VQC) đã long trọng tổ chức
VQC thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
picture VQC thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền
VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại...
VQC công bố Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 2, Ngày 13 tháng 8 năm 2012   

Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có thông báo tới các đơn vị thành viên trong Tập đoàn chuẩn bị nguồn than theo yêu cầu để xuất khẩu đi thị trường Nam Phi.

          Tìm thị trường xuất khẩu sẽ giúp Vinacomin ổn định tình hình (ảnh minh hoạ)

Theo đó, trong tháng 9 tới Vinacomin sẽ xuất khoảng 25 nghìn tấn than đi thị trường Nam Phi. Loại than được xuất khẩu là loại than cục HG số 5 và than cục VD 6/22mm đạt các tiêu chuẩn quy định về chất lượng.

Vinacomin yêu cầu các đơn vị thành viên gồm: Công ty Tuyển than Cửa Ông, Hòn Gai; Công ty TNHH than Uông Bí, Nam Mẫu; Công ty CP than Vàng Danh và Công ty Kho vận Đá Bạc chuẩn bị nguồn để đảm bảo thời gian giao than cho khách hàng.

Liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than, theo Vinacomin, trong thời gian qua, mặc dù đã nỗ lực duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập cho công nhân lao động, nhưng với việc giảm sút về giá bán và thị trường tiêu thụ, doanh thu 7 tháng đầu năm 2012 chỉ bằng 46% kế hoạch năm, giảm 18% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lượng than tồn kho tăng cao, đến ngày 31/7/2012 tồn trên 9 triệu tấn.

Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Vinacomin được dùng nguồn thu từ xuất khẩu (XK) than để bù cho việc bán than trong nước đang sụt giảm. Tuy nhiên, với mức thuế XK 20%, than XK của Vinacomin đang đối diện với những thách thức lớn do một số khách hàng lớn đã chuyển sang mua than của các nước có giá cạnh tranh hơn.

Trước tình hình đó, Vinacomin đã giảm sản lượng năm 2012 còn 39/45,5 triệu tấn, bằng 85% kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và bằng 87% thực hiện năm 2011. Với sản lượng than tiêu thụ như dự kiến, sản lượng than nguyên khai 6 tháng cuối năm, nếu tồn kho tính theo định mức thì chỉ cần sản xuất là 17,7 triệu tấn than, đất bóc giảm mạnh. Tương ứng với sản lượng này, Vinacomin sẽ dư thừa gần 20.000 lao động, đồng nghĩa với 20.000 hộ gia đình không đảm bảo được thu nhập, ảnh hưởng, tác động xấu đến đời sống dân sinh, an ninh, trật tự và an toàn xã hội của người dân vùng mỏ.

Bên cạnh đó, một số lực lượng lao động của các doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp ngành Than trong việc bóc xúc đất đá, vận tải và cung ứng các dịch vụ cơ khí sửa chữa, thương mại... cũng bị mất việc làm vì phải giảm trên 60 triệu m3 đất đá, giảm 6,5 triệu tấn than sạch.

Trong khi doanh nghiệp đã huy động vốn đầu tư máy móc, thiết bị, nay không có việc làm, không trả được nợ ngân hàng và chủ đầu tư, sẽ càng làm cho tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phức tạp hơn.

Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh sẽ dễ dẫn tới thợ lò bỏ việc, ngành Than khó có thể đảm bảo được yêu cầu gia tăng sản lượng để phục vụ nhu cầu năng lượng của đất nước trong thời gian tới.

Than XK không thực hiện được theo kế hoạch, kéo theo thuế XK năm 2012 cũng giảm sút nghiêm trọng do không có sản lượng để tính thuế.

Trước thực trạng đó, ngành Than đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, quyết tâm vượt qua thách thức như: tạm thời cắt giảm nhiều khoản chi phí từ 15 - 20%, lùi khấu hao với thời gian tối đa, lùi lại đất bóc đến năm sau mới thực hiện 15 - 20% so với yêu cầu kỹ thuật-công nghệ mỏ, chi phí hạ tầng, môi trường (các chi phí này tạm chuyển năm sau giá thành sẽ tăng), tiền lương công nhân viên ngành Than giảm khoảng 15 - 20% (trừ thợ lò tạm giữ ổn định)...

Nguồn: Năng lượng Việt Nam