Tin mới
VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
picture VQC Hiệu chỉnh tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
VQC công bố Báo cáo thường niên 2023
picture Công ty Cổ phần Giám định-Vinacomin (Mã chứng khoán: VQC) trân trọng gửi tới quý cổ đông công ty Báo cáo thường niên...
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và công bố tài liệu Đại...
picture Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và công bố tài liệu Đại hội
VQC công bố Báo cáo tài chính năm...
VQC Thông báo ngày đăng ký cuối...
Quacontrol chúc mừng năm mới Giáp...
Thông tin cần biết
Thời tiết Vàng Tỉ giá
Cổng thông tin Quacontrol
Văn phòng điện tử
Thứ 4, Ngày 13 tháng 8 năm 2014   

Ngày 15/8 tới đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ báo cáo đánh giá sau 1 năm sản xuất và tiêu thụ Alumina - hydroxit nhôm


CôngThương - Sản xuất, tiêu thụ - bước đầu kết quả khả quan

Nhà máy alumina gồm 3 phần: Nhà máy Nhiệt điện 30 MW, Nhà máy Khí hóa than và Nhà máy Alumin. Nhà máy alumin Tân Rai thuộc Tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng bắt đầu vận hành thử có tải toàn bộ dây chuyền vào ngày 26/11/2012 và chính thức bàn giao đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2013.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng, giai đoạn đầu, nhà máy vận hành 65% công suất thiết kế để duy tu bảo dưỡng theo quy định, từ cuối tháng 6/2014 công suất đã nâng lên 90%, vận hành ổn định và sẽ đạt 100% công suất thiết kế vào năm 2015. Đến nay, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã cơ bản làm chủ được công nghệ của nhà máy, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cơ bản đạt theo thiết kế. Chất lượng alumin được nâng lên so với thời điểm nhận bàn giao. Công ty đã có một số nghiên cứu, cải tiến trong dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của Nhà máy, chất lượng quặng tinh sản xuất thực tế cấp cho Nhà máy alumin cao hơn chất lượng theo thiết kế (kể cả hàm lượng Al2O3 và SiO2). Công tác bàn giao cơ bản hoàn thành, hầu hết các hạng mục dự án đã được bàn giao đưa vào sử dụng.


Vấn đề xử lý bùn đỏ lâu nay vẫn, được xem là mối quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, vì nếu không được xử lý tốt sẽ hủy hoại môi trường. Do vậy, đề tài Nghiên cứu chế biến bùn đỏ thành sản phẩm hữu ích do Viện Hóa học (thuộc Viện hàn Lâm khoa học Việt Nam) chủ trì thực hiện từ năm 2012, phối hợp với Nhà máy Thép Thái Hưng (thuộc CTCP  Thương mại Thái Hưng) trong khâu thử nghiệm ở quy mô công nghiệp (Pilot) đã được báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vào tháng 4/2014 và hiện đã nghiên cứu lựa chọn xong công nghệ sản xuất tinh quặng sắt từ bùn đỏ Tây Nguyên và đang hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài để tổ chức nghiệm thu trong tháng 9/2014.

Điều đáng nói, kể từ khi tiếp nhận bàn giao đến nay (30/7/2014), nhà máy đã sản xuất được 474 ngàn tấn alumin (năm 2013: 214 ngàn tấn, năm 2014: 260 ngàn tấn); tiêu thụ 419 ngàn tấn alumin (trong nước 2 ngàn tấn, xuất khẩu 417 ngàn tấn). Năm 2014, nhà máy đã tiêu thụ được 252 ngàn tấn cho các công ty của Thụy Sỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo… Do tiêu thụ alumin thuận lợi, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn với các Công ty Marubeni (Nhật Bản), Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc). Hiện nay, TKV tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các khu vực khác có nhu cầu cao về alumina như Malaysia, đặc biệt các nước Trung Đông.

Sau một thời gian lựa chọn và làm việc với hàng loạt đối tác trong và ngoài nước, Công ty Nhôm Lâm Đồng, đơn vị vận hành Tổ hợp Bauxite Tân Rai đã lựa chọn được đối tác cung ứng, vật tư, phụ tùng cho hoạt động của Tổ hợp nhằm tạo sự chủ động trong việc chế tạo các thiết bị vật tư; thiết bị để sửa chữa và thay thế trong quá trình sản xuất.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết việc làm

Ngày 23/6/2014, Quốc hội đã ban hành Văn bản số 775/NQ-UBTVQH13 nêu rõ nội dung giám sát hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh- quốc phòng của 2 dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ. Kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế cho thấy, việc triển khai thí điểm 2 dự án này là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Hiệu quả tổng hợp bước đầu của 2 dự án đã tác động lan tỏa đến phát triển kết cấu hạ tầng và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế của hai tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng.

Tuy mới ở giai đoạn đầu triển khai song dự án đã có đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các loại thuế, phí như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, phí môi trường... Số thuế, phí nộp ngân sách năm 2013 của dự án là 93 tỷ đồng và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng khoảng 1.284 tỷ đồng. Ước tính, sau khi đự án đi vào vận hành ổn định, số thuế, phí nộp ngân sách hàng năm khoảng 430 tỷ đồng, doanh thu của Tổ hợp trên 4 ngàn tỷ đồng/năm.

 Quá trình triển khai dự án cũng thực hiện đúng các cam kết, đã và đang hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động làm việc trong Dự án. Tạo thêm nhiều việc làm chất lượng cao, nâng cao trình độ sản xuất và tăng thu nhập cho người dân, đào tạo nghề và tuyển dụng trực tiếp trên 1.200 công nhân công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho khoảng 12.000 lao động liên quan, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao đời sống người dân
Theo báo Công thương